Nhắc đến Phố Cổ Hội An, hầu như ai cũng nhắc đến biểu tượng “Chùa Cầu”, đó là một biểu tượng của Thành Phố Hội An, một cây cầu huyền thoại và nổi tiếng. Hình ảnh Chùa Cầu còn được in trên tờ bạc 20.000 đồng bằng polyme của Việt Nam.
Chùa Cầu vốn là một cây cầu cổ trong khu phố cổ Hội An. Đây là điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tham quan mỗi khi đến du lịch Hội An. Ngoài ra Chùa Cầu còn có tên gọi khác là Cầu Chùa và một số tên cũ như Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều.
Nét cổ kín của Chùa Cầu Hội An
Gọi là Chùa Cầu, nhưng thực ra đây đúng là một cây cầu hơn là một ngôi chùa. Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là Cầu Nhật Bản. Theo phong thủy trước đây, người Nhật quan niệm đất nước Nhật Bản là khúc đuôi của con quái vật Mamazu (một loài thủy quái), còn cái lưng của nó nằm ở Hội An – Việt Nam.
Mỗi lần tức giận con quái vật thường quẫy đuôi gây nên các trận động đất ở Nhật Bản. Do vậy để trấn yểm con quái vật, cây cầu được dựng lên, xem như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con thủy quái, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất nữa. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.
Khách du lịch đến tham quan Chùa Cầu
Năm 1719, chúa nhà Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”. Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này.
Chiếc cầu dài khoảng 18 mét, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu.
Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là ”Lai Viễn Kiều”. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, có lẽ xuất xứ từ việc cây cầu xây từ năm Thân (năm con khỉ), hoàn thành xong vào năm Tuất (năm con chó) mà người ta đã tạc tượng hai con vật này.
Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
Có thể nói rằng nếu bạn đã đến du lịch Hội An mà chưa đến tham quan Chùa Cầu, thì chưa phải là đến Hội An. Vì vậy, nếu đi du lịch Hội An, bạn nhớ ghé thăm Chùa Cầu nghe hướng dẫn viên thuyết trình và ghi lại những khoảnh khắc để chứng minh với mọi người rằng mình đã đến Hội An rồi bạn nhé.
Dấu ấn văn hóa của Nhật Bản được khéo léo lồng ghép trong kiến trúc của Chùa Cầu qua 2 bức tượng thú khỉ và chó ở đầu cầu. Trong tín ngưỡng của người Nhật, đó là những linh vật oai nghiêm, đứng chấn 2 đầu để bảo vệ cho cây cầu.
Truyền thuyết rùng rợn về Chùa Cầu nổi tiếng Hội An
Không chỉ là di tích lịch sử mang tính biểu tượng của phố cổ Hội An, Chùa Cầu còn gắn với một giai thoại ly kỳ về một loài thủy quái vô cùng đáng sợ.
Thế kỷ thứ 17, Hội An là một thương cảng lớn tại nước Nam lúc bấy giờ, nơi này thường được các thương nhân nước ngoài như người Hoa, nguời Phù Tang (Nhật),….tạo nên một Hội An Nhộn nhịp. Nhưng đã có những người Nhật đầu tiên qua Hội An sinh sống thường xuyên nhìn thấy trên mặt sông Hoài hay xuất hiện sống lưng con Namazu (con Cù) . Đó là một con cá trê quái vật có kích thước rất lớn, đầu nằm ở Ấn Độ, thâm nằm ở Hội An và đuôi ở tận Nhật Bản.
Con thuỷ quái này mỗi khi trở mình hay quẫy đuôi sẽ khiến cả lục địa châu Á rung chuyển, còn đất nước Nhật bị động đất dữ dội, thậm chí có cả núi lửa phun trào, gây đại họa. Sự hiện diện của Namazu ở Hội An là một điềm dữ cho cuộc sống của người Nhật ở đây.
Để hạn chế sự tàn phá của Namazu, người Nhật khi qua định cư tại Hội An đã cố tìm những người giỏi về phong thủy để xem thế đất, cắm điểm dựng đền thờ. Chùa Cầu từ đó được người dân Nhật lúc bấy giờ dựng lên, được coi là một thanh kiếm cắm trên lưng con Cù và phong ấn nó. Cứ mỗi năm đến mùa mưa, nước sông Hoài dâng cao đã nhấn chìm chùa Cầu. Nhiều người tin rằng: thuỷ quái bị người dân xây một cái cầu bắc qua “yểm bùa” nên rất giận dữ và muốn tìm cơ hội báo thù. Năm nào cũng vậy, Hội An cũng đều chịu chung cảnh lụt lội bì bõm… đe dọa.
Đây chính là truyền thuyết mà những dân bản địa được truyền tai nhau từ đời này đến đời khác, truyền thuyết này chính là một giá trị tinh thần lớn đối vs người dân Hội An và cũng là động lực để họ ra sức giữ gìn, bảo vệ Chùa Cầu – một kiến trúc độc đáo.
Địa chỉ: 186 Trần Phú, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam
Mời bạn tham gia khám phá Chùa Cầu
Xem Qua Các Địa Điểm Khác: